Mối quan hệ giữa từ thẩm và độ cảm từ Độ từ thẩm

Cảm ứng từ, B quan hệ với từ độcường độ từ trường theo biểu thức:

B = μ 0 ( H + M ) {\displaystyle B=\mu _{0}(H+M)}

với μ 0 {\displaystyle \mu _{0}} là hằng số từ, hay được gọi là độ từ thẩm của chân không, có độ lớn

μ 0 = 4. π 10 − 7 T . m / A {\displaystyle \mu _{0}=4.\pi 10^{-7}T.m/A}

Như vậy:

B = μ 0 ( 1 + χ ) . H {\displaystyle B=\mu _{0}(1+\chi ).H}

Như vậy, đại lượng độ từ thẩm và độ cảm từ quan hệ với nhau qua biểu thức[1]:

μ = μ 0 ( 1 + χ ) {\displaystyle \mu =\mu _{0}(1+\chi )}

Độ từ thẩm có cùng ý nghĩa với độ cảm từ, đều nói lên khả năng phản ứng của các vật liệu dưới tác dụng của từ trường ngoài.

Trong kỹ thuật, người ta thường quan tâm đến giá trị độ từ thẩm tương đối được định nghĩa bởi:

μ r = μ / μ 0 = ( 1 + χ ) {\displaystyle \mu _{r}=\mu /\mu _{0}=(1+\chi )}

Khi nói độ từ thẩm thì người ta thường ngầm hiểu là độ từ thẩm tương đối, và đại lượng này là đại lượng không có thứ nguyên.